Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 là bao nhiêu?

Ngày đăng: 13/03/2023 11:38 AM

    Báo cáo tài chính là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

    Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.

    Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).

    Mục đích của báo cáo tài chính

    Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:

    • Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
    • Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
    • Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính hiện nay

    Đối với doanh nghiệp nhà nước

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý
    – Chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kỳ kế toán quý kết thúc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính. Thời hạn này sẽ được nâng lên 45 ngày với Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ.

    – Các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước, trực thuộc doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính dựa theo thời gian do Tổng công ty và công ty mẹ quy định.

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

    – Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị kế toán phải có báo cáo tài chính để nộp là chậm nhất 30 ngày. Mức thời gian này sẽ nâng lên thành 90 ngày đối với Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.

    – Thời gian nộp báo cáo tài chính năng của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ sẽ do thời gian mà Tổng công ty, công ty mẹ quy định.

    Đối với các loại doanh nghiệp khác

    Thời gian để đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính hàng năm là kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chậm nhất 30 ngày. Thời hạn nộp kế toán chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm với đơn vị kế toán khác.

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trực thuộc với đơn vị kế toán cấp trên sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

    Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022
                                                                                Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022

    Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022

    Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 Căn cứ theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:

    “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

    b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

    b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

    d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

    đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

    b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

    4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”

     

     

     

     

     

     

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN TÂM LỘC PHÁT

    Địa chỉ: 23/5/2 TA16, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Hotline: 0917.51.82.86 hoặc 0908.36.91.55

    Email: huong.tamlocphat@gmail.com

    Website: https://ketoantrongoihcm.com/

    Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuketoanTAMLOCPHAT/

    Đăng ký nhận tinĐăng ký nhận tin

    Đăng kí để nhận được những tin tức mới nhất từ Tâm Lộc Phát