Trường hợp 1: Hóa đơn bỏ sót được kê khai vào các kỳ sau, nhưng cùng trong năm tài chính. Các bạn hạch toán như bình thường.
Trường hợp 2: Hóa đơn bỏ sót, được kê khai thuế vào năm tài chính sau. Có 2 cách xử lý như sau:
Cách 1: Hạch toán giá trị hóa đơn, thuế VAT đầu vào như bình thường. Lúc này, sẽ bị lệch tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giữa tờ khai GTGT 4 quý trong năm với Tài khoản 133 trên BCTC. Các bạn lập 1 file excel danh sách các hóa đơn đầu vào đã hạch toán vào BCTC năm nay, khai thuế vào năm sau để giải trình với cơ quan thuế sau này.
Với cách này:
- Ưu điểm: phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ của kế toán, tiền thuế GTGT được khấu trừ/còn phải nộp là căn cứ trên tờ khai thuế GTGT. Cơ quan thuế cũng dựa trên các tờ khai này để xác định nghĩa vụ thuế của DN, mà không căn cứ vào BCTC.
- Nhược điểm: Cần theo dõi file hóa đơn chưa kê khai. Nếu Giám đốc nhờ 1 người khác check lại BCTC của kế toán đã làm, có thể người này chưa có kinh nghiệm, họ thấy lệch tiền thuế GTGT đầu vào giữa TKT và BCTC và khẳng định kế toán làm sai, khi đó uy tín, thậm chí tiền lương/thưởng của bạn bị ảnh hưởng.
Cách 2: Hạch toán giá trị hóa đơn như bình thường, tiền thuế GTGT không hạch toán vào tài khoản 133, hạch toán trên TK 1388. Tại quý nào kê khai hóa đơn đầu vào này, thì chuyển hạch toán từ TK 1388 sang TK 133. Làm như vậy, tài khoản 133 và tờ khai GTGT sẽ khớp tiền thuế đầu vào được khấu trừ.
Với cách này:
- Ưu điểm: không thêm việc phải theo dõi hóa đơn bỏ sót vào file excel cho kế toán; tạo tâm lý an tâm cho người đọc BCTC thấy số liệu khớp với TKT.
- Nhược điểm: Không phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kế toán; TK 1388 là một khoản phải thu, tiền thuế là để khấu trừ, không phải là khoản phải thu, tạo ra sai lệch trên BCTC.
Kế toán có thể lựa chọn 1 trong 2 cách trên để thực hiện, không sai, không bị phạt gì cả. Nếu là mình, mình sẽ chọn cách 1, hơi mất thời gian theo dõi một chút, nhưng mình đã có kinh nghiệm xử lý, giải trình số liệu nên vấn đề này khá nhẹ nhàng.