Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp?

Ngày đăng: 18/01/2024 09:04 AM

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế nào? Quy định pháp luật và các đặc điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp chúng ta cần biết khi kinh doanh.

    Tìm hiểu thuế thu nhập doanh nghiệp

    Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

    Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Số thuế phải nộp được dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

    Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng. Gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao. Các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động.

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược của Nhà nước.

    Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

    Như vậy, ta có thể thấy rằng, thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam. Song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của nó, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

    Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

    Phạm vi điều chỉnh

    Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện:

    • Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
    • Phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.

    Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

    – Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

    – Doanh nghiệp Nhà nước.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

    – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    – Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    – Các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

    – Hợp tác xã, tổ hợp tác.

    – Doanh nghiệp tư nhân.

    – Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    – Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

    – Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.

    – Hộ cá thể.

    – Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và những người hành nghề độc lập khác.

    – Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

    – Hộ gia đình, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có đầy đủ 2 điều kiện:

    • giá trị sản phẩm hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm
    • thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập trên 36 triệu đồng/năm.

    – Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

    – Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Và mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các hình thức sau:

     +   Công ty đó có tại Việt Nam: chi nhánh, trụ sở điều hành, văn phòng (trừ văn phòng đại diện thương mại không được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam). Nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hoá, phương tiện vận tải. Hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.

     + Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp. Các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.

     + Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thông qua nhân viên của công ty. Hay một đối tượng khác được công ty ủy nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.

     + Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới, đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác.

     + Công ty đó ủy nhiệm cho một đối tượng tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty. Hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty. Nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

    – Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

    Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế

     Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác. Có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    – Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp. Có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.

    Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

    Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.  

    Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài. Và thu nhập chịu thuế khác.

    Thuế suất

    Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

    Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

    Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…

    Ngoài ra, một số khoản thu nhập được hưởng mức thuế suất ưu đãi. 

    Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất . Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Dịch vụ kế toán Tâm Lộc Phát tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất. 

     

     

     

     

     

     

    Thông tin liên hệ

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN TÂM LỘC PHÁT

    Địa chỉ: 23/5/2 TA16, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Hotline: 0917.51.82.86 hoặc 0908.36.91.55

    Email: huong.tamlocphat@gmail.com

    Website: https://ketoantrongoihcm.com/

    Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuketoanTAMLOCPHAT/

    Đăng ký nhận tinĐăng ký nhận tin

    Đăng kí để nhận được những tin tức mới nhất từ Tâm Lộc Phát