Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện – Tài Khoản 3387 ?

Ngày đăng: 30/03/2023 03:53 PM

    1. Doanh Thu Chưa Thực Hiện Là Gì?

    1.1. Doanh thu chưa thực hiện – Tài khoản 3387 là tài khoản gì?

    Doanh thu chưa thực hiện trong tiếng Anh là Deferred Revenue, được hiểu là các khoản thanh toán tạm ứng mà công ty, doanh nghiệp nhận được từ các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được phân phối, bán đi trong tương lai.

    Còn có thể hiểu doanh thu chưa thực hiện được là một khoản nợ vì nó phản ánh các sản phẩm hoặc dịch vụ nợ khách hàng hoặc các khoản tiền chưa kiếm được.


    Tài khoản (TK) 3387 – Doanh thu chưa thực hiện là tài khoản dùng để phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động tăng hay giảm của doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp (DN) trong kỳ kế toán.

    1.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản 3387

    – Bên nợ gồm có: Khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản thì trả lại tiền nhận trước cho khách hàng, doanh thu (DT) chưa thực hiện của từng kỳ kế toán.

    – Bên có gồm có DT chưa thực hiện phát sinh trong kỳ kế toán

    – Số dư bên có gồm có DT chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán

    Trong đó, DT chưa thực hiện gồm DT nhận trước ví dụ như: khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ, số tiền khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, khoản DT tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ, khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, giá bán trả tiền ngay và trả góp theo cam kết, số chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống,…

    – Đối với các khoản dưới đây thì không hạch toán vào TK 3387:

    + Tiền nhận trước của khách hàng nhưng DN chưa cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ

    + DT chưa thu được tiền từ hoạt động cung cấp dịch vụ nhiều kỳ, cho thuê tài sản ( DT nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thu tiền ngoài thực tế, không được ghi đối ứng với tài khoản 131 là tài khoản phải thu của khách hàng)

    2. Phân Biệt Doanh Thu Chưa Thực Hiện Và Người Mua Trả Tiền Trước

    – Doanh thu chưa thực hiện dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của DN trong kỳ kế toán.

    – Người mua trả tiền trước dùng để phản ánh số tiền mà DN nhận trước từ khách hàng cho số hàng hoá, dịch vụ sẽ bán hoặc sẽ cung cấp trong tương lai. Khi DN nhận được khoản tiền này từ khách hàng thì hàng hóa, dịch vụ vẫn chưa được chuyển cho người mua nên chưa thể ghi nhận là doanh thu. Khoản tiền mà khách hàng trả trước là một khoản phải trả.

    Nếu trong tương lai, công ty, doanh nghiệp không bán hàng theo thỏa thuận thì phải hoàn trả lại số tiền mà DN đã nhận trước đó cho khách hàng theo thỏa thuận của hợp đồng.

    3. Phương Pháp Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện

     – Số dư đầu kỳ

    + Bên có: DT chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán

    – Số phát sinh trong kỳ

    + Bên nợ:

    • DT chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán riêng biệt, khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản thì DN trả lại tiền nhận trước cho khách hàng
    • Các khoản sau phải được trả tiền ngay vào chi phí tài chính: số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp, trả chậm theo cam kết.

    + Bên có:

    • DT chưa thực hiện bị phát sinh trong kỳ
    • Số chênh lệch giữa giá bán trả ngay với giá bán trả góp, trả chậm theo cam kết.

    – Số dư cuối kỳ:

    + Bên có: DT chưa thực hiện ở cuối kỳ kế toán

    – Hạch toán DT chưa thực hiện về BĐS đầu tư, TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, thì doanh thu của kỳ kế toán bất kỳ sẽ được tính bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động BĐS, TSCĐ đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho hoạt động BĐS, TSCĐ đầu tư (ngoại trừ trường hợp được ghi nhận DT một lần đối với toàn bộ số tiền DN đã nhận trước)

    – Hạch toán đối với khoản chênh lệch giữa giá bán hàng theo ngày, giá bán hàng trả góp, trả chậm theo cam kết được hạch toán vào TK DT chưa thực hiện.

    4. Hướng Dẫn Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện

    4.1. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện: Theo phương thức trả chậm, trả góp

    – Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay sẽ ghi nhận vào TK 3387 cụ thể như sau:

    Nợ các TK 111, 112, 131,…

    Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

    Có TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện)

    Có TK 333 (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331))

    – Hàng kỳ kế toán sẽ tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi nhận:

    Nợ TK 3387

    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp)

    – Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó bao gồm cả khoản chênh lệch giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, sẽ ghi nhận:

    Nợ các TK 111, TK 112,…

    Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

    – Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

    + Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi nhận như sau:

    Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

    Có các Tài khoản 154 (631), 155, 156, 157,…

    + Nếu thanh lý, bán bất động sản đầu tư, ghi:

    Nợ TK 632

    Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK 2147) (số hao mòn luỹ kế – nếu có)

    Có TK 217 – bất động sản đầu tư.

    4.2. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động

    – Doanh thu bán hàng của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước (trừ TH được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước):

    + Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư trong nhiều năm:

    Nợ các TK 111, TK 112,… (tổng số tiền nhận trước)

    Có TK 3387

    Có TK 3331

    + Hàng kỳ tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán:

    Nợ TK 3387

    Có TK 511

    – Nếu hủy hợp đồng cho thuê tài sản không thực hiện nữa phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:

    Nợ TK 3387

    Nợ TK 3331 (Note: số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)

    Có các TK 111, 112,…(số tiền trả lại)

    4.3. Nếu bán và thuê lại tài sản cố định là thuê tài chính có giá bán cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại

    – Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:

    Nợ các TK 111, 112,… 

    Có TK 711 – Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)

    Có TK 3387 (Note: chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

    Có TK 3331

    – Đồng thời ghi giảm TSCĐ:

    Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)

    Nợ TK 214 

    Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).

    – Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:

    Nợ TK 3387

    Có các TK 623, 627, 641, 642,…

    4.4. Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống

    a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng

    – Kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ (-) đi phần doanh thu chưa thực hiện (là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):

    Nợ các TK 112, 131

    Có TK 511

    Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

    Có TK 333

    Lưu ý: cần phân biệt trường hợp này và hạch toán chiết khấu thương mại.

    b) Nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:

    Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

    Có TK 511

    c) Nếu khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:

    Nếu người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):

    Nợ TK 3387

    Có TK 511

    – Nếu bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:

    + Nếu Doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ 3, thì khoản chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ 3, ghi nhận:

    Nợ TK 3387

    Có TK 511

    (Note: phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý)

    Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).

    + Nếu Doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, ghi:

    Nợ TK 3387

    Có TK 511

    – Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi nhận:

    Nợ TK 632

    Có các TK 112, 331.

    4.5. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện là phần lãi nhận trước từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

    Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

    Có TK 111, 112,… (số tiền lãi thực nhận)

    Có TK 3387

    – Sau đó, do nguyên tắc đảm bảo tính đúng kỳ của doanh thu, định kỳ kế toán viên sẽ tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 sang TK 515, bút toán ghi nhận:

    Nợ TK 3387

    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

    5. Ví Dụ Minh Họa Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện

    Ví dụ: Doanh nghiệp X ký kết một hợp đồng cung ứng nội thất nhà cửa cho nhà ông B có thống nhất các điều khoản liên quan đến thanh toán như sau:

    Thời hạn thanh toán chi phí là 180 ngày tính từ ngày bên bán hoàn thành việc cung ứng hàng hóa cho DN X. Lô hàng có giá trị là 1980000000 (đã tính phí VAT).

    Tuy nhiên, do DN X vượt quá thời gian thanh toán so với thời gian thu nợ của DN X (30 ngày) nên chính sách của doanh nghiệp X dành cho nhà ông B là sẽ phải thanh toán cho DN X một khoản phí để có thể trả tiền chậm như quy định trong hợp đồng, mức phí là 5%/năm tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ thanh toán, phí trả chậm được chia đều cho 6 tháng.

    Ngày 1/6/2022, nhà ông B xác nhận đã nhận được hàng hóa và cam kết thanh toán cho DN X theo quy định.

    – Kế toán ghi nhận DT tương ứng tại thời điểm hoàn thành việc giao hàng cho công ty D như sau:

    Nợ tài khoản 131: 2029500000

    Có tài khoản 511: 1800000000

    Có tài khoản 3331: 180000000

    Có tài khoản 3387:5%x1980000000:2=49500000

    – Hạch toán DT tài chính hàng tháng (trong trường hợp phí trả chậm được chia đều cho 6 tháng)

    Nợ tài khoản 3387: 8250000

    Có tài khoản 515: 8250000

    – Kế toán ghi nhận tại thời điểm nhận tiền thanh toán của nhà ông B như sau:

    Nợ tài khoản 112: 2029500000

    Có tài khoản 131: 2029500000

    6. Trình Bày Doanh Thu Chưa Thực Hiện Trên Báo Cáo Tài Chính

    Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc lập và trình bày bảng cân đối kế toán thì nếu DN đáp ứng được ứng giả định hoạt động liên tục thì DT chưa thực hiện sẽ được trình bày ở mục Nợ phải trả thuộc mã số 300 và được phân chia thành hai loại chỉ tiêu ngắn hạn là mã số 318 và dài hạn có mã số 336.

    Chỉ tiêu DT chưa thực hiện ngắn hạn có mã số 318 sẽ phản ánh các khoản DT chưa thực hiện ứng với phần nghĩa vụ mà DN phải chịu trách nhiệm trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh (thường thì tại thời điểm báo cáo) hoặc trong vòng 12 tháng tiếp theo.

    Chỉ tiêu DT chưa thực hiện dài hạn có mã số 336, nó phản ánh các khoản DT chưa thực hiện ứng với phần trách nhiệm mà DN phải đảm nhiệm trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh (thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo) hoặc trong 12 tháng tiếp theo.

    7. Lưu Ý Khi Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện

    Các trường hợp khác được ghi nhận doanh thu chưa thực hiện

    Ngoài các trường hợp phù hợp với quy định của TT 200 về DT chưa thực hiện thì trong thực tế còn có những khoản tiền trả trước cho một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán cũng được ghi vào chỉ tiêu này. Ta có ví dụ như sau:

    Doanh nghiệp ABC chuyên cung cấp dịch vụ mạng internet có chính sách kinh doanh như sau: Đối với mức phí gói dịch vụ tiêu chuẩn áp dụng cho cá nhân, gia đình hàng tháng sẽ là 220.000 đồng (đã tính VAT). Thời hạn thanh toán phí này là 10 ngày đầu tiên của tháng mới.

    Trong năm 2022, doanh nghiệp BC đã đề xuất một gói dịch vụ ưu đãi mới áp dụng cho các khách hàng thực hiện thanh toán trước phí dịch vụ của 12 tháng sẽ được tặng kèm 3 tháng tiếp theo được sử dụng dịch vụ miễn phí. Tại thời điểm nhận tiền trả trước phí dịch vụ 12 tháng của gói tiêu chuẩn 12 thì kế toán của DN sẽ tiến hành hạch toán như sau:

    – Nợ: tài khoản 112: 2904000

    Có tài khoản 3387: 2640000

    Có tài khoản 3331: 264000

    – Cuối tháng, kế toán DN lại ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ tương ứng

    Nợ tài khoản 3387: 176000

    Có tài khoản 511: 176000

    Trên đây là tất tần tật thông tin về hạch toán doanh thu chưa thực hiện mà Công ty Dịch vụ kế toán Tâm Lộc

    Đăng ký nhận tinĐăng ký nhận tin

    Đăng kí để nhận được những tin tức mới nhất từ Tâm Lộc Phát