Công việc kế toán cần làm vào đầu năm tài chính 2024?

Ngày đăng: 22/02/2024 11:09 AM

    Một năm tài chính mới bắt đầu cũng là khi có nhiều công việc dồn dập mà kế toán phải làm. Nhiều bạn kế toán mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc vì quá bận rộn mà kể cả không ít bạn kế toán lâu năm kinh nghiệm cũng có thể bỏ sót một số đầu mục công việc quan trọng.

    Trong bài viết này sẽ có đầy đủ các đầu mục công việc phải làm trong thời điểm 3 tháng đầu năm, bao gồm các nghiệp vụ kế toán, kê khai và nộp các khoản thuế, phí và lệ phí và các khoản phải nộp bắt buộc khác. 

    Thời gian

    Công việc

    Từ 01/01 đến 31/01

    Tạo dữ liệu kế toán mới 2024 và kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm 

    Nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài (nếu có)

    Nộp báo cáo thuế: GTGT, TNCN quý 4/2023 và tháng 12/2023

    Trích nộp các khoản bắt buộc về BHYT, BHXH, BHTN, kinh phí công đoàn 

    Từ 01/01 đến 31/03

    Lập và nộp BCTC năm 2023

    Quyết toán thuế TNDN, TNCN, TTĐB, tài nguyên năm 2023

    Từ 01/02 đến 30/04

    Kê khai và nộp thuế GTGT, TNCN và tạm nộp thuế TNDN (nếu có) của tháng 1; quý 1 năm 2023.

    Chi tiết về từng đầu mục công việc, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể dưới đây.

    1. Kê khai và nộp thuế GTGT, TNCN

    Việc kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN là công việc hàng kỳ doanh nghiệp phải làm. Trong tháng 1 doanh nghiệp cũng cần kê khai thuế GTGT, TNCN cho tháng 12/2023 hoặc quý 4/2023 tùy thuộc vào kỳ kê khai tháng hoặc quý theo quy định.

    • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT, TNCN theo tháng thì thời hạn nộp tờ khai là ngày 22/01/2024 (Do 20/01/2024 trùng vào T7), còn nếu kê khai thuế theo quý là ngày 31/01/2024.
    • Bên cạnh đó, thời hạn kê khai cũng là thời hạn nộp thuế GTGT, TNCN nên doanh nghiệp cũng cần nộp tiền thuế phát sinh nếu có của các sắc thuế trên.

    Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không phát sinh thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp tờ khai khấu trừ thuế TNCN.

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019)

     

    1. Kê khai nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có)

    Theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ trong một số trường hợp như:

    • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.
    • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bán hàng hóa, dịch vụ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
    • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo cho cơ quan thuế nơi chuyển đi.

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

    1. Kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân, hộ kinh doanh (nếu có)

    Nếu doanh nghiệp có phát sinh chi trả các khoản thưởng, trả khuyến mại bằng tiền hiện vật cho các cá nhân, hộ kinh doanh thì phải kê khai và nộp thuế thay cho các cá nhân, hộ kinh doanh này.

    (Căn cứ theo Điều 8, Thông tư 40/2021/TT-BTC)

    1. Kê khai và nộp lệ phí môn bài

    Lệ phí môn bài là một khoản phí thuộc khoản thu của ngân sách Nhà nước mà doanh nghiệp cần phải kê khai và nộp vào đầu mỗi năm, cụ thể như sau:

    • Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài một lần cho cả thời gian hoạt động chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
    • Nếu trong năm doanh nghiệp có thay đổi về vốn (tăng hoặc giảm) thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi không phân biệt có thay đổi mức nộp lệ phí môn bài hay không.
    • Doanh nghiệp phải nộp tiền lệ phí môn bài hàng năm, thời hạn nộp lệ phí môn bài năm 2023 chậm nhất là ngày 30/01/2024.

    (Căn cứ theo Điều 4, Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ- CP và Điều 1, Thông tư 65/2020/TT-BTC và Điều 10, Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

    1. Nộp Báo cáo tài chính năm

    Báo cáo tài chính là báo cáo rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lập và nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đúng thời hạn theo quy định.

    Việc lập BCTC phải được thực hiện đầy đủ, chính xác và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và các cơ quan Nhà nước có liên quan như cơ quan Thống kê, Ban quản lý các khu công nghiệp (nếu có)… Thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 sau khi kết thúc năm tài chính.

    (Căn cứ theo Điều 109, Thông tư số 200/2014/TT-BTC)

    1. Kê khai quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

    Đi kèm với việc lập và nộp BCTC thì các doanh nghiệp còn phải kê khai và nộp quyết toán các loại thuế phát sinh trong năm trong đó có thuế TNDN. 

    • Thời hạn kê khai nộp quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc kỳ kế toán năm.
    • Doanh nghiệp phải nộp quyết toán thuế TNDN đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
    • Lưu ý nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thì cần kê khai phụ lục giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP đính kèm trong hồ sơ quyết toán thuế TNDN gửi cơ quan thuế.
    • Trong năm doanh nghiệp cũng cần tạm tính và tạm nộp thuế TNDN ít nhất 4 quý là từ 80% số thuế phải nộp so với quyết toán thuế TNDN. Thời hạn tạm nộp thuế quý 4/2023 là ngày 30/01/2024. Khi quyết toán thuế TNDN mà có phát sinh thuế TNDN thì phải nộp thuế TNDN phát sinh nếu có, thời hạn nộp số thuế cần phải nộp thêm là thời hạn doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN (chậm nhất là 31/3). 

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019)

     

    1. Kê khai quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân

    Cùng với quyết toán thuế TNDN thì TNCN cũng là một sắc thuế cần được quyết toán. Nếu doanh nghiệp trong năm có phát sinh chi trả lương cho người lao động thì phải có nghĩa vụ kê khai quyết toán thuế TNCN theo quy định. 

    • Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc kỳ kế toán năm thì doanh nghiệp phải nộp quyết toán thuế TNCN đến cơ quan thuế quản lý.
    • Nếu như khi quyết toán thuế TNCN mà có phát sinh thuế TNCN thì doanh nghiệp cũng phải nộp đủ tiền thuế TNCN phát sinh nếu có, thời hạn nộp thuế trùng với thời hạn quyết toán thuế TNCN bên trên.

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019)

    1. Các loại thuế khác cần quyết toán 

    Thuế tài nguyên: 

    Một trong các sắc thuế khác phải quyết toán cuối năm là thuế tài nguyên. Nếu có khai thác tài nguyên thiên nhiên thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

    • Doanh nghiệp kê khai nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN và quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN. Thời hạn kê khai cũng là thời hạn nộp tiền thuế tài nguyên phát sinh nếu có.
    • Thời hạn nộp tờ hồ sơ khai thuế tài nguyên: 

    Đối với tờ khai thuế tài nguyên theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo (cụ thế 22/01/2024 là kê khai thuế tài nguyên của tháng 12 năm 2023 – Do 20/01/2024 trùng vào T7). 

    Đối với hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên năm: chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. 

     (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019 và căn cứ theo Điều 3, Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 năm 2009)

    Thuế tiêu thụ đặc biệt: 

    Đối với tất cả các doanh nghiệp nếu có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu tiêu thụ đặc biệt thì phải kê khai và quyết toán thuế TTĐB.

    • Hồ sơ kê khai là tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB và bảng xác định thuế TTĐB được khấu trừ mẫu số 01-1/TTĐB.
    • Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế: 

    Kỳ kê khai tháng: chậm nhất vào ngày 20 tháng sau hoặc theo từng lần phát sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước).

    Kê khai quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt năm cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế. 

    Lưu ý: Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng năm quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế TTĐB theo năm dương lịch.

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019 và Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP)

    1. Tạo dữ liệu kế toán mới 2023 và kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm

    Song song với việc thực hiện kê khai và nộp các khoản thuế phát sinh cho doanh nghiệp của năm 2023 thì doanh nghiệp cũng cần tạo dữ liệu kế toán mới tại ngày 01/01/2024 để bắt đầu ghi nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho năm 2024.

    Việc tạo dữ liệu kế toán mới trên phần mềm SIMBA sẽ được thực hiện tự động rất nhanh chóng và tiện lợi. Nếu so với cách làm thủ công thông thường, việc sử dụng phần mềm sẽ giúp kế toán thực hiện các nghiệp vụ khó, tránh mất nhiều thời gian như tính toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, phân bổ khấu hao hay các công việc lặp đi lặp lại như nhập liệu hóa đơn, chứng từ… Khối lượng công việc mùa cuối năm nhờ thế mà nhẹ gánh hơn rất nhiều, giảm bớt áp lực cho bộ phận kế toán. Điển hình là phần mềm kế toán SIMBA có những tính năng ưu việt hỗ trợ rất tốt cho các bạn kế toán doanh nghiệp. 

    Do vậy, lời khuyên cho các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp nên đầu tư sử dụng phần mềm kế toán từ sớm để ghi chép thông tin kế toán sẽ giúp chuẩn hóa dữ liệu từ đầu, đặc biệt khi áp dụng các phần mềm kế toán, nếu nhập liệu các dữ liệu từ sớm lên phần mềm, sau này cũng tiện hơn cho việc lên báo cáo tài chính và lên báo cáo thống kê quản trị.

    Lưu ý: Sau khi đã tạo được cơ sở dữ liệu mới từ năm trước thì doanh nghiệp cần thực hiện bút toán kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm (nếu có) về tài khoản 4211-“Lợi nhuận chưa phối năm trước” vì số dư lợi nhuận năm trước đang được ghi nhận trên tài khoản 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm nay” của Báo cáo tài chính năm 2023.

    1. Kê khai thuế GTGT, TNCN năm 2024

    Việc kê khai định kỳ các sắc thuế hay phát sinh như thuế GTGT, thuế TNCN là một đầu mục công việc không thể thiếu. Thời hạn kê khai các sắc thuế GTGT, TNCN trong năm 2024 như sau:

    • Thuế GTGT có thể kê khai theo tháng hoặc quý. Nếu doanh nghiệp có doanh thu năm trước trên 50 tỷ thì bắt buộc kê khai thuế GTGT theo tháng. Thời hạn kê khai chậm nhất là ngày 20 tháng sau nếu kê khai theo tháng. Thời hạn kê khai thuế GTGT theo quý là ngày cuối cùng của tháng tiếp sau quý.
    • Thuế TNCN được kê khai cùng với thuế GTGT như nêu trên. 
    • Cụ thể, thời hạn kê khai thuế GTGT và TNCN của tháng 1/2024 là ngày 20/02/2024 hoặc kê khai cho quý 1/2024 là ngày 02/05/2024 (trùng ngày nghỉ 30/04 nên gia hạn đến 02/05/2024).

    (Căn cứ pháp lý theo Điều 44 và Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/QH14 năm 2019) 

    1. Trích nộp các khoản bắt buộc về BHYT, BHXH, BHTN, kinh phí công đoàn

    Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:

    Doanh nghiệp có trách nhiệm trích tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt buộc cho tháng 01/2024 như sau:

    • Doanh nghiệp trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định 
    • Phương thức đóng: chuyển cùng một lúc tiền trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của tất cả người lao động vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
    • Thời hạn đóng: chậm nhất là ngày 31/01/2024 (trừ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp).

    (Căn cứ Điều 7, Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.  

    Trích nộp kinh phí Công đoàn:

    Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp trích nộp kinh phí Công đoàn cho tháng 01/2024 như sau:

    • Doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, tức là cũng sẽ đóng chậm nhất là vào ngày 31/01/2024.
    • Mức trích đóng kinh phí Công đoàn: bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

     Nguồn: Sưu tầm Internet

     

     

     

     

     

     

    Thông tin liên hệ

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN TÂM LỘC PHÁT

    Địa chỉ: 23/5/2 TA16, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Hotline: 0917.51.82.86 hoặc 0908.36.91.55

    Email: huong.tamlocphat@gmail.com

    Website: https://ketoantrongoihcm.com/

    Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuketoanTAMLOCPHAT/

    Đăng ký nhận tinĐăng ký nhận tin

    Đăng kí để nhận được những tin tức mới nhất từ Tâm Lộc Phát